Nhu cầu xây dựng nhà ở kết hợp kinh doanh trong những năm gần đây đang tăng cao bởi những lợi ích mà nó mang lại. Mẫu thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh đa chức năng này sẽ giúp gia chủ đồng thời giải quyết hai vấn đề là chỗ ở và mặt tiền buôn bán, kinh doanh cho gia đình, khai thác triệt để lợi ích của những căn nhà có mặt tiền ở các con đường lớn.
Tuy nhiên để phát huy tối đa hiệu quả kinh doanh của nhà ở kết hợp với kinh doanh. Chủ đầu tư cần có định hướng xây dựng đúng đắn ngay từ quá trình lên ý tưởng và thiết kế kiến trúc nhà ở. Dưới đây là 5 điều mà bạn cần lưu ý trong quá trình xây nhà để cân bằng cho hai khu vực chức năng của ngôi nhà; đồng thời tối đa hiệu quả kinh doanh với chi phí tiết kiệm nhất.
Tối ưu hiệu quả kinh doanh của nhà ở kết hợp kinh doanh như thế nào?
Bởi công trình được xây dựng với mục đích kinh doanh nên chủ đầu tư không thể tùy tiện xây dựng mà cần có định hướng chính xác ngay từ đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm mà KTS Phan Kiến Phát đúc rút được thông qua quá trình xây dựng hàng trăm công trình nhà ở kết hợp kinh doanh để tối ưu hiệu quả của ngôi nhà.
- Vị trí xây dựng
Vị trí kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động buôn bán, kinh doanh. Cụ thể, chủ đầu tư nên chọn những mảnh đất nằm ở vị trí mặt đường, mặt ngõ rộng rãi; hoặc tốt hơn là ngôi nhà nằm ở các giao lộ ngã 3, ngã tư.
Đây là những địa điểm có giao thông thuận lợi, đông người qua lại. Ngôi nhà nằm ở những vị trí này sẽ vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, vừa giúp thu hút thêm sự chú ý và quan tâm của khách hàng mới – những người thường di chuyển qua các cung đường này.
- Tính chất công trình
Thông thường khu vực kinh doanh sẽ được bố trí ở tầng trệt và lầu 1 của ngôi nhà. Vì vậy diện tích của mảnh đất và diện tích sàn không thể quá chật hẹp. Ngoài nhà phố thì chủ đầu tư cũng có thể chọn loại hình biệt thự phố/ biệt thự nhà vườn để làm nhà ở kết hợp kinh doanh.
- Kết cấu, quy mô
Công trình sẽ phải xây từ 2 tầng trở lên để đảm bảo vừa có không gian sinh hoạt cho gia đình, vừa có không gian để kinh doanh. Tùy vào mục đích kinh doanh (cho thuê, buôn bán,..) mà chủ nhà lựa chọn số tầng xây dựng phù hợp với kinh tế. Ngoài ra, nếu gia chủ có ý định dành tầng trệt để kinh doanh thì nên chú ý xây dựng thêm tầng hầm hoặc bán hầm, gara để xe cho nhân viên làm việc và khách hàng tới tòa nhà.
Đảm bảo sự riêng tư cho gia đình
Chắc chắn không gia chủ nào muốn hoạt động kinh doanh ảnh hưởng tới sinh hoạt riêng tư của các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, khi thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh, bạn nên thi công các khu vực tiếp khách và công trình phụ riêng cho nhân viên và khách hàng.
Tính thẩm mỹ của ngôi nhà
Tính thẩm mỹ là yếu tố cuối cùng mà bạn cần chú ý trong quá trình lên ý tưởng và thiết kế công trình nhà ở kết hợp kinh doanh. Với những nhà phố thông thường, gia chủ có thể tự do thiết kế ngôi nhà theo sở thích và thẩm mỹ riêng.
Góc nhìn nhà ở kết hợp kinh doanh 2 mặt tiền của ngôi nhà
> Xem thêm: Mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh 2 mặt tiền tại Quận 7
Tuy nhiên nếu kết hợp với mục đích kinh doanh, ngôi nhà cần có mặt tiền cuốn hút, sạch sẽ để tạo ấn tượng và thu hút khách hàng. Gia chủ có thể bố trí hệ thống chiếu sáng, đèn nháy, biển hiệu,.. bắt mắt cho ngôi nhà.
Mẫu nhà phố tân cổ điển kết hợp kinh doanh sang trọng
Trên đây là những kinh nghiệm thiết kế và xây dựng thực tế mà Phan Kiến Phát muốn chia sẻ cho khách hàng về loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh đang phổ biến hiện nay. Đảm bảo những điều trên sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công trình của bạn.
Nếu chủ đầu tư có nhu cầu thiết kế và thi công nhà ở kết hợp kinh doanh thì hãy liên hệ theo thông tin dưới đây để được KTS Phan Kiến Phát tư vấn chi tiết nhất. Với đội ngũ kỹ sư – thợ và giám sát giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, có trách nhiệm, chúng tôi tự tin sẽ mang tới cho bạn công trình chất lượng và thẩm mỹ nhất.